facebook

Nông nghiệp

Chúng tôi cung cấp phương pháp tiếp cận phù hợp hơn để tối đa hóa lợi nhuận và tiết kiệm chi phí như hóa đơn nông trại, tương lai và môi trường pháp lý.

Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp vượt chỉ tiêu

Toàn cảnh họp báo - Ảnh: VGP/ Đỗ Hương

Ngày 29/12, Bộ NN&PTNT tổ chức cuộc Họp báo tổng kết năm 2017. Thông tin tại cuộc họp cho biết tốc độ tăng trưởng ngành đạt 2,94%, vượt mục tiêu so với Chính phủ đề ra là 2,84%.

Theo Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn, năm 2017 dù có nhiều khó khăn về thời tiết và thị trường nhưng ngành nông nghiệp đã về đích, hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ giao, có chỉ tiêu hoàn thành xuất sắc, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung.

Về mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản, Chính phủ đề ra là 32-33 tỷ USD, ngành đã đạt con số 36,37 tỷ USD, vượt tới hơn 4 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước và thặng dư tuyệt đối của ngành đạt 8,55 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2016.

Cùng với đó, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt 2.884 xã, đạt 32,3% - vượt kế hoạch được giao là 31%. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 41,45%, số vụ vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng giảm 23% và thiệt hại do phá rừng, cháy rừng giảm 68% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, việc đạt và vượt các chỉ tiêu mà Chính phủ đề ra trong một năm đầy thử thách về thiên tai, thị trường đã bước đầu khẳng định ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đang đi đúng hướng trong quá trình cơ cấu lại ngành gắn với xây dựng nông thôn mới.

Năm 2017 cũng đánh dấu một bước ngoặt lớn trong việc xoay trục phát triển các mặt hàng nông sản chủ lực, xác định những ngành hàng có lợi thế. Trước đây, chúng ta coi trọng sản xuất lúa gạo là hàng đầu, nhưng nay chuyển sang ưu tiên phát triển những ngành hàng có giá trị cao như thủy sản, rau quả, đồ gỗ...

“Tái cơ cấu sản xuất đã đạt được hiệu quả, thiết thực hơn, góp phần tăng trưởng giá trị ngành”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.

Năm 2017 được ghi nhận là một năm có nhiều biến động về thời tiết với 16 cơn bão, 4 cơn áp thấp, cùng với đó là mưa lớn, lũ ống, lũ quét... xảy ra trên diện rộng ở khắp các vùng miền của cả nước. Nếu như năm 2016 tổng thiệt hại do thiên tai là 39.000 tỷ đồng thì năm 2017, mặc dù chưa thống kê đầy đủ tổng mức thiệt hại đã lên tới gần 60.000 tỷ đồng, cho thấy mức độ khốc liệt và khó khăn do thử thách của thiên tai.

Vượt lên tất cả những khó khăn, thách thức đó, cả hệ thống chính trị và các bộ, ngành, các cấp, các tỉnh, thành phố đã vào cuộc ráo riết, quyết liệt, tập trung để thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích ứng với thị trường.

Năm 2017, các mô hình phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng tăng cao. Đã có trên 1.400 hợp tác xã, 1.000 tổ hợp tác được thành lập, nâng tổng số hợp tác xã trong ngành lên trên 12.200 hợp tác xã, trong đó trên 30% hợp tác xã hoạt động hiệu quả.

Đặc biệt, cùng với xu hướng doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế, doanh nghiệp đầu tư vào ngành cũng có nhiều tiến bộ thực sự. Năm 2017, đã có gần 2.000 doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực nông lâm thủy sản, tăng 3,8% so với năm 2016, nâng số doanh nghiệp hoạt động trong ngành lên trên 5.600 doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã chọn nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ làm hướng đi chính.

Đỗ Hương

Nguồn: chinhphu.vn

Tải bản đầy đủ

Võ Hùng Tiến

Tổng giám đốc, kiêm chủ tịch tập đoàn

Chúng tôi không ngừng đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư và toàn xã hội.

insights
img

Báo cáo kết quả tháng 10

Trong tháng, hoạt động trồng trọt ở các tỉnh phía Bắc tập trung vào việc thu hoạch lúa mùa và gieo trồng các loại cây màu vụ đông; Tại các tỉnh phía Nam tập trung vào việc chăm sóc lúa mùa và thu hoạch lúa thu đông.

Báo cáo kết quả tháng 9

Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt trong tháng là chăm sóc, thu hoạch lúa mùa ở miền Bắc và thu hoạch lúa hè thu, gieo trồng lúa thu đông, lúa mùa ở các tỉnh ở các tỉnh phía Nam.

img

Báo cáo triển vọng ngành Thuỷ sản Việt Nam

Trong năm 2016, ngành nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng gặp không ít những khó khăn do biển đổi khí hậu, hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài, sự cố môi trường và lũ lụt đã liên tiếp xảy ra tại các tỉnh Miền Trung đã gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân.

img
img

Báo cáo ngành đường 2017

Rủi ro lớn nhất của ngành sắp tới đến từ hội nhập kinh tế với khu vực ASEAN. Ngành phải cạnh tranh trực tiếp với đường Thái Lan, nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới với giá thành sản xuất đường thấp hơn 31% so với Việt Nam. Các công ty trong ngành đang phải nỗ lực đổi mới, phấn đấu theo định hướng phát triển của bộ NN&PTNT để đạt được khả năng cạnh tranh vào giai đoạn 2020-2030.

img

6 điểm nhấn lớn trong bức tranh ngành nông nghiệp Việt Nam

Nhiều chuyên gia cho rằng nông nghiệp vẫn tồn tại những vấn đề cố hữu nên chưa thể là động lực lớn cho tăng trưởng của cả nền kinh tế.

Công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp: Không còn là hoang tưởng (chém gió) hay tuyên truyền

Khi nói về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, những thay đổi đến chóng mặt của thế giới như: trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật (IoT),... nhiều người Việt đã có thể tặc lưỡi rằng: “Việt Nam còn lâu mới đến ngày đó". Chỉ bởi thậm chí nhiều Doanh nghiệp Việt hiện tại còn không biết đến Slack, Dropbox, Google Form,... những công cụ hỗ trợ công việc đơn giản, chứ đừng nói là CRM hay ERP.

img
img

Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp vượt chỉ tiêu

Ngày 29/12, Bộ NN&PTNT tổ chức cuộc Họp báo tổng kết năm 2017. Thông tin tại cuộc họp cho biết tốc độ tăng trưởng ngành đạt 2,94%, vượt mục tiêu so với Chính phủ đề ra là 2,84%.