facebook

Công nghiệp

Sản xuất công nghiệp là xương sống của quốc gia. Sự hiểu biết về xu hướng đầu tư, mua bán & sáp nhập,bán hàng và vận hành, hoạch định tích hợp kinh doanh tạo nên sự khác biệt của chúng tôi.

Báo cáo ngành thép 2017

Xét về vòng đời hiện tại, ngành thép Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển, với tốc độ tăng trưởng bình quân sản lượng thép giai đoạn 2012 – 2016 đạt 17.5%/năm. Nhu cầu tiêu thụ thép/người chỉ mới khoảng 180 – 190kg, vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới, ước tính khoảng 217kg/người và mức trung bình khu vực châu Á, ước tính 267kg/người. Năm 2016, tổng sản lượng thép trong nước đạt 17.2 triệu tấn (+14.7% yoy), tiêu thụ thép đạt 20.5 triệu tấn (+12.6 yoy).

Quy mô toàn ngành thép năm 2016 chiếm khoảng 5% GDP Việt Nam. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp thép niêm yết khoảng 4.7 tỷ USD trong 2016 (các doanh nghiệp niêm yết chiếm khoảng 54% sản lượng của toàn ngành thép Việt Nam). Ngành thép cũng là lý do khiến cán cân thương mại của Việt Nam suy yếu. Cụ thể, trong năm 2016 cả nước đã xuất siêu 2.68 tỷ USD nhưng kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại là hơn 8 tỷ USD.

Tình hình cung cầu ngành thép nói chung luôn thiếu hụt, nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu và đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn 2011 – 2015. Nguồn cung ngành thép trong giai đoạn tới dự kiến sẽ tăng mạnh mẽ với sự đầu tư của các doanh nghiệp đầu ngành trong mỗi mảng thép dài và thép dẹt. Điển hình, trong mảng thép dẹt HSG tăng +66.7% và NKG tăng +228% công suất, cùng sự lấn sân của các ông lớn thép dài như HPG (tôn mạ thêm 400 ngàn tấn/năm) và POM (tôn mạ thêm 600 ngàn tấn/năm); còn nguồn cung mảng thép dài sẽ tăng mạnh nhờ HPG (+200%), Formosa Hà Tĩnh và dự án Cà Ná. Cùng với đó, giai đoạn qua chứng kiến sự hồi phục của thị trường bất động sản – xây dựng, nhu cầu nhà ở, nâng cấp cơ sở hạ tầng là động lực tăng trưởng mạnh cho ngành vật liệu xây dựng nói chung và ngành thép nói riêng.

Nội dung bài: như link

 

Tải bản đầy đủ

Võ Hùng Tiến

Tổng giám đốc, kiêm chủ tịch tập đoàn

Chúng tôi không ngừng đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư và toàn xã hội.

insights
img

Bức tranh ngành thép 9 tháng đầu năm

Cùng với tăng trưởng về kết quả kinh doanh, lượng hàng tồn kho trong 9 tháng của các doanh nghiệp cũng tăng 28%, đạt 28.330 tỷ đồng. Hòa Phát có mức tồn kho cao nhất với 11.120 tỷ đồng.

Nền kinh tế tuần hoàn

Ngày nay, châu Âu nhắm tới việc chuyển từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn.

img

Báo cáo về nhựa ở châu Âu năm 2016

Báo cáo về nhựa ở châu Âu là một bài phân tích về dữ liệu liên quan tới việc sản xuất, nhu cầu và việc quản lý chất thải của những vật liệu nhựa. Nó chung cấp những thông tin mới nhất về việc sản xuất, như cầu, giao dịch, sự phục hồi cũng như là tình trạng việc làm và doanh số của ngành nhựa.

img
img

Báo cáo ngành bia 2017

Mức độ cạnh tranh sẽ tiếp tục gia tăng với sự đổ bộ ồ ạt của các hãng bia ngoại; tuy nhiên sự kiện Nhà nước thoái vốn khỏi hai Tổng công ty và xu hướng tiêu thụ cao cấp hóa sẽ là động lực chính thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng cho toàn ngành.

img

Doanh nghiệp bao bì đón cơ hội với đà tăng trưởng ngành sữa Việt

Ngành sữa Việt Nam đang được xem ở “thời kỳ vàng”, là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất sữa, các doanh nghiệp phụ trợ...

Báo cáo ngành nhựa 2017

Cạnh tranh trong ngành sẽ tiếp tục gia tăng với sự tham gia của những đối thủ mới, tuy nhiên đầu vào tiếp tục duy trì việc hưởng lợi từ xu hướng giá nguyên liệu toàn cầu và nhu cầu đầu ra ổn định sẽ là động lực chính cho tăng trưởng toàn ngành.

img
img

Báo cáo ngành thép 2017

Tăng rào cản gia nhập nên các doanh nghiệp thép đầu ngành sẽ có điều kiện để tiếp tục phát huy lợi thế quy mô của mình. Các doanh nghiệp nhỏ, kém cạnh tranh muốn duy trì hoạt động phải đầu tư tăng quy mô hoặc thông qua hoạt động M&A. Đây là mấu chốt để tháo gỡ khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp thép nội địa. Thách thức nhiều hơn cũng đồng nghĩa với cơ hội nhiều hơn.